Chúc mừng ngày Quốc Khánh Việt Nam 2.9

Cách mạng Tháng Tám thành công đã trả lại tên cho nước Việt Nam, trả lại nền tự do, độc lập mà dân tộc ta có quyền được hưởng. Bảo Đại-vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến, cũng đã phải thốt lên rằng: “Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”.

Tôi sinh ra sau Cách mạng Tháng Tám, không được tận mắt chứng kiến nỗi nhục mất nước. Thế nhưng, mỗi khi nghe người già kể lại, xem bộ phim “Sao tháng Tám”, đọc các tác phẩm văn học của các nhà văn: Kim Lân, Tô Hoài... tôi lại rùng mình khi nhớ đến trận đói lịch sử năm Ất Dậu 1945.

Trong “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân viết: “Cái đ ói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người ch.ết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người...”.

Đặc biệt khi đọc cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam-những chứng tích lịch sử” của GS Nguyễn Văn Tạo và GS Furuta Moto (công bố năm 1995), nước mắt tôi tuôn chảy khi thấy tác giả miêu tả hình ảnh những trẻ em nhay vú mẹ đã chết, người đi lĩnh chẩn bế đứa con trên tay nhưng con đã chết... Hàng nghìn hộ chết cả nhà, nhiều dòng họ chết cả họ, hàng chục xóm làng chết cả xóm, cả làng...

Cách đây hơn chục năm, khi đào móng để xây dựng một khu đô thị lớn ở phố Minh Khai (Hà Nội), chủ đầu tư phát hoảng khi phát hiện ra hàng nghìn bộ hài cốt của người ch.ết đói. Khu đô thị mới này ở gần Nghĩa trang Hợp Thiện là nơi an nghỉ của các nạn nhân trong nạn đói năm Ất Dậu 1945. Nghĩa trang có tấm bia đá khắc bài tế của giáo sư Vũ Khiêu với những lời ai oán: “Có cơn gió bụi vừa tan/ Hai triệu sinh linh đã mất/ Khí oan tối cả mây trời/ Thây lạnh phơi đầy cỏ đất”. Tại đây còn có bể chứa xương người lớn nhất Việt Nam.

Nếu như nạn đói diễn ra chỉ một vài tháng trong năm thì nỗi nhục mất nước, mất tự do lại triền miên suốt năm, suốt tháng. Tính từ năm 1858 đến ngày 2-9-1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Đ ộc lập tại Quảng trường Ba Đình, đất nước ta đã trải qua 87 năm dưới ách đô h.ộ của th ực d ân Pháp. Đó là quãng thời gian nước ta bị đô h ộ dài nhất kể từ năm 938, khi Ngô Quyền đánh thắng quân x âm lược Nam Hán, khôi phục nền đ ộc lập. Nước Việt đã không còn trên bản đồ thế giới, đã bị chia làm 3 miền, đã bị lẫn vào địa danh “xứ Đông Dương thuộc Pháp”. Người dân một cổ hai tròng, sống đời nô lệ, đói rách lầm than, oằn lưng, tối mặt với sưu cao, thuế nặng, lao dịch, phu phen...

Cách mạng Tháng Tám thành công đã trả lại tên cho nước Việt Nam, trả lại nền tự do, độc lập mà dân tộc ta có quyền được hưởng. Bảo Đại-vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến, cũng đã phải thốt lên rằng: “Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”.

CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH VIỆT NAM – 2.9

 

Nguồn: ST

________________________

 

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2-9

 

Công Ty TNHH G-Watch Việt Nam
Showroom: 22 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Chi nhánh tại Nhật Bản: Japan, Shizuoka ken, Hamamatsu shi, Higashi ku, Tennou cho 1618-6.
Hotline: 0966 863 698
Email: info@gwatchvietnam.com

Bài viết liên quan

Phụ nữ là để yêu thương – Chúc mừng quốc tế phụ nữ 8/3
Phụ nữ là để yêu thương – Chúc mừng quốc tế phụ nữ 8/3
GIẢI MÃ CÁC KÝ HIỆU THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( PHẦN 1 )
GIẢI MÃ CÁC KÝ HIỆU THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( PHẦN 1 )
Nữ hoàng Anh Elizabeth II và bộ sưu tập đồng hồ đặc biệt.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II và bộ sưu tập đồng hồ đặc biệt.
CÙNG G-WATCH LOUNGE TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI KÍNH ĐỒNG HỒ.
CÙNG G-WATCH LOUNGE TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI KÍNH ĐỒNG HỒ.